Trích lục và trích đo giống và khác nhau như thế nào?

Trong thực tế hiện tại có rất nhiều người hay hiểu lầm 2 khái niệm này. Có rất nhiều khái niệm khác nhau giữa trích lục và trích đo. Hôm nay Chính Tâm sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu nhất về khái niệm này. Cùng tìm hiểu nhé.

Hiện nay, trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định về trích lục bản đồ địa chính nhưng lại không định nghĩa hay giải thích trích lục bản đồ địa chính là gì. Trước khi đến với các khái niệm này chúng ta cần hiểu rõ về các định nghĩa.

Trích lục là gì?

Trích lục hay có cái tên đầy đủ là trích lục bản đồ địa chính.

Theo Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm:

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh);

– Diện tích thửa đất;

– Mục đích sử dụng đất;

– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính là một hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất.

Mẫu trích lục bản đồ - Trích lục và trích đo bản đồ địa chính
Mẫu trích lục bản đồ – Trích lục và trích đo bản đồ địa chính

Trích đo là gì?

Trích đo hay gọi với cái tên đầy đủ là trích đo địa chính thửa đất.

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

Kết quả của trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính (đây là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo thửa đất). Trích đo địa chính là một trong những thành phần của hồ sơ trình UBND cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…

Trích đo bản đồ địa chính - mẫu trích lục và trích đo bản đồ địa chính
Trích đo bản đồ địa chính – mẫu trích lục và trích đo bản đồ địa chính

Giống và khác nhau giữa trích đo và trích lục

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất là hình thức cung cấp, xác thực thông tin về đất đai.

– Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính, kết quả của trích đo là mảnh trích đo địa chính.

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.

Cụ thể:

Giống nhau của trích đo và trích lục đều là xác thực một thông tin của một thửa đất nào đó để phục vụ công tác hoặc yêu cầu nào đó.

Khác nhau chúng ta có thể hiểu đơn giản trích lục là thông tin về một thửa đất chưa lên bìa. Còn trích đo là việc đo đạc để tạo ra bản vẽ thửa đất.

Vậy trường hợp nào cần trích lục và trích đo địa chính

1. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

2. Cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

3. Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

4. Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

– Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

– Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

5. Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

6. Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Trong tất cả các loại hồ sơ trên đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Theo: LuatVietNam.vn

Khi học được điều gì đó mới mẻ, để nhớ tốt hơn thì cách tốt nhất là kể nó với người khác.

Bài viết liên quan

Đất quốc phòng là gì? Quy định về việc quản lý đất quốc phòng

Đất quốc phòng là gì? Quy định về việc quản lý đất quốc phòng

Hiện nay cũng với sự phát triển về kinh tế, xã hội. Các vấn đề liên quan đến đất đai cũng được chú trọng hơn hết. Trên…

Đất ở nông thôn là gì? Ký hiệu? Chức năng.

Đất ở nông thôn là gì? ký hiệu? Chức năng

Vấn đề đất đai luôn là một trong số những vấn đề được nhiều người quan tâm. Nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp có một loại…

Đất rừng đặc dụng là gì, phân loại đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng là gì, phân loại đất rừng đặc dụng

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại Đất trồng cây hàng năm, Đất trồng cây lâu năm, Đất rừng sản xuất… mỗi loại đất có một mục…

Đất nuôi trồng thủy sản và những quy định về loại đất này

Đất nuôi trồng thủy sản và những quy định về loại đất này

Trong những bài viết trước Chính Tâm đang cùng bạn đi tìm hiểu về các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Bài viết hôm nay Chính…

Đất rừng sản xuất là gì? ký hiệu? chức năng.

Đất rừng sản xuất là gì? Ký hiệu? Chức năng

Đất rừng được Nhà nước quản lý và giao cho các cá nhân, tổ chức với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, đất rừng…

Thủ tục thừa kế đất đai

Các thủ tục thừa kế đất đai, cho tặng con cái như thế nào?

Xin chào các bạn vấn đề thừa kế đất đai luôn là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Rất nhiều gia đình muốn tách lô…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *