Đất đai, sổ đỏ luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu từ người dân. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thay đổi mới nhất về luật đứng tên sổ đỏ hiện nay.
Những quy định pháp luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất

Luật Đất đai năm 2013 là văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh lĩnh vực đất đai hiện hành. Vấn đề quy định của pháp luật về người đứng tên trên sổ đỏ được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định được quy định ở Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì còn được điều chỉnh ở những quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
1. Độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ.
Pháp luật hiện hành ở nước ta hiện nay không có một quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trong chứng thư pháp lý này. Do đó điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của người đó có thể được đứng tên trên sổ đỏ hay không. Chẳng hạn, đứa trẻ sơ sinh có thể đứng tên trên sổ đỏ nếu mảnh đất ấy nó được thừa kế từ cha, mẹ… nhưng cần có người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó thực hiện.
2. Mảnh đất mà có nhiều người có chung quyền sử dụng đất.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng của tất cả người này bằng cách ghi đầy đủ họ, tên của các đồng sở hữu và trao cho mỗi người 01 sổ đỏ. Trường hợp các đồng sở hữu cùng nhau thỏa thuận chỉ đứng tên một người đại diện thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng ghi tên đầy đủ họ, tên của tất cả các đồng sở hữu và trao cho người đại diện.
3. Mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng.
Được xác định là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia (Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015). Khi ấy, tài sản chung của vợ chồng này theo nguyên tắc phải được ghi đầy đủ họ, tên của hai người. Trừ trường hợp vợ và chồng thỏa thuận chỉ ghi tên một người.
4. Một người có thể đứng tên trên bao nhiêu cuốn sổ đỏ.
Mảnh đất thuộc tài sản riêng hợp pháp theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 của cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam sẽ không bị hạn chẻ về số lượng và giá trị. Như vậy, một người có thể đứng tên trên 01, 02, 03… sổ đỏ mà không bị hạn chế về số lượng sổ đỏ và giá trị của các mảnh đất được đứng tên.
5. Nhờ đứng tên hộ trên sổ đỏ có hợp pháp không.
Việc nhờ người khác đứng tên hộ nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau (như che dấu tài sản, các hoạt động chuyển dịch tài sản khác…) thì theo quy định của pháp luật đất đai không được Nhà nước ta công nhận.
- Ngoài ra, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì người nước ngoài (không mang quốc tịch Việt Nam) không thuộc đối tượng được sở hữu tài sản là đất đai (bất động sản) ở nước ta. Do đó, họ không là đối tượng được đứng tên trong sổ đỏ.
Kết luận
Những thay đổi trên phần nào giúp bạn đọc lắm rõ hơn về những thay đổi chung về quy định đứng tên trên sổ đỏ. Những điều còn thắc mắc hoặc những câu hỏi bạn đọc muốn hỏi mà chưa được giải đáp thì hãy nhắn tin đến cho Chính Tâm để chúng ta cùng nhau đi giải đáp nhé.
This Post Has One Comment