Đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ không

Tranh chấp là một trong những vấn đề xảy ra hàng ngày. Trong đó việc tranh chấp đất đai cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều trường hợp bị mất trắng do mua phải đất tranh chấp. Do không tìm hiểu kĩ hoặc bị lừa dối trước khi mua bán. Vậy nếu mua phải đất đang tranh chấp thì có lên được bìa đỏ không. Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình. Bây giờ Chính Tâm cùng bạn đi tìm hiểu nhé.

Đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?

Đất tranh chấp
Đất tranh chấp

Trước khi đi vào tìm hiểu đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ không. Chúng ta có vài lưu ý để hiểu hơn về đất tranh chấp là gì và đất tranh chấp có cấp được sổ đỏ không. Để tránh nhầm lẫn với các loại hình đất khác.

Đất tranh chấp là gì?

Đất tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai 2013 được hiểu như sau: đất tranh chấp là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…

Loại đất này có được cấp sổ đỏ không?

Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ. Theo đó, người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 101 và 102 của Luật đất đai 2013. Cụ thể:

  • 1, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà phù hợp với các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 LĐĐ 2013, trong đó có điều kiện đất không có tranh chấp được xác nhận bởi UBND cấp xã nơi có đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • 2, đối với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: được Nhà nước cho phép hoạt động; không có tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Kết luận:

Theo luật đất đai và những điều chúng ta cùng tìm hiểu ở trên thì loại đất này sẽ không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đất hay sổ đỏ. Do không đủ điều kiện theo quy định. Vậy lên chúng ta phải tìm hiểu thật kĩ mảnh đất đó trước khi giao dịch để tránh mất mát về tài sản.

Nếu trong quá trình tìm hiểu có phần nào thắc mắc hoặc bạn đọc có câu hỏi nào muốn giải đáp thì hãy nhắn đến cho Chính Tâm để chúng ta cùng giải đáp nhé.

Bài viết liên quan

Đất quốc phòng là gì? Quy định về việc quản lý đất quốc phòng

Đất quốc phòng là gì? Quy định về việc quản lý đất quốc phòng

Hiện nay cũng với sự phát triển về kinh tế, xã hội. Các vấn đề liên quan đến đất đai cũng được chú trọng hơn hết. Trên…

Đất ở nông thôn là gì? Ký hiệu? Chức năng.

Đất ở nông thôn là gì? ký hiệu? Chức năng

Vấn đề đất đai luôn là một trong số những vấn đề được nhiều người quan tâm. Nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp có một loại…

Đất rừng đặc dụng là gì, phân loại đất rừng đặc dụng

Đất rừng đặc dụng là gì, phân loại đất rừng đặc dụng

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại Đất trồng cây hàng năm, Đất trồng cây lâu năm, Đất rừng sản xuất… mỗi loại đất có một mục…

Đất nuôi trồng thủy sản và những quy định về loại đất này

Đất nuôi trồng thủy sản và những quy định về loại đất này

Trong những bài viết trước Chính Tâm đang cùng bạn đi tìm hiểu về các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Bài viết hôm nay Chính…

Đất rừng sản xuất là gì? ký hiệu? chức năng.

Đất rừng sản xuất là gì? Ký hiệu? Chức năng

Đất rừng được Nhà nước quản lý và giao cho các cá nhân, tổ chức với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, đất rừng…

Phân loại đất đai mới nhất năm 2022

Phân loại đất đai mới nhất năm 2022

Đất đai là một loại tài sản đặc thù và thường xuyên có những biến động theo sự thay đổi của xã hội. Việc nắm bắt được…

This Post Has One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *