Chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Hình thức chuyển nhượng này rất dễ phát sinh ra tranh chấp vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người đồng sở hữu. Vậy làm thế nào để tuân thủ đúng pháp luật để việc buôn bán diễn ra suôn sẻ. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc giải đáp hết những thắc mắc trên.
Đất đứng tên hộ gia đình thì thủ tục chuyển nhượng như thế nào
Trước khi đi vào thủ tục chuyển nhượng loại đất này chúng ta có vài phần cần lưu ý sau. Để tránh nhầm lần và hiểu đúng hơn về loại bìa này và những quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình cung như chuyển nhượng đất cần sự đồng ý của những ai.

Đất đứng tên hộ gia đình là gì
Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đang sống chung có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình
(Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015)
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Khi thực hiện việc chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của những ai
Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình cho cá nhân cần có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ.
Việc xác định ai là người thuộc quyền sở hữu chung trên được căn cứ vào sổ hộ khẩu.
Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất được cấp giấy chứng nhận đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng, văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thủ tục gồm:
Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu)
Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất)
Văn bản xác nhận(cam kết đồng ý của các thành viên còn lại)
Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
Tờ khai lệ phí trước bạ
Các giấy tờ khác có liên quan.
Thủ tục được thực hiện như sau
Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.
Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp.